Cà phê Robusta kỳ hạn T11/2022 (LRCX22) tiếp nối đà tăng, tăng 17 USD (+0.76%), giá đóng cửa ở mức 2243 USD/tấn.
Như thường lệ, trước những cuộc họp quan trọng về chính sách tiền tệ, thị trường thường trú ẩn vào đồng USD, tránh các tài sản rủi ro với việc đặt cược vào việc tăng lãi suất sắp tới của FED để kiềm chế lạm phát có thể kéo theo hệ lụy suy thoái kinh tế. USD tăng giá, nhưng cà phê cả 2 sàn vẫn ngược dòng tăng giá nhờ được hỗ trợ bởi các thông tin cơ bản.
Vùng Đông Nam trồng cà phê của Brazil đang gặp khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Giới đầu tư và nhà sản xuất đều quan ngại tình hình thời tiết này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sản lượng cà phê trong niên vụ tới.
Theo phân tích kỹ thuật, tuy đường RSI 14 ngày vẫn còn nằm trên vùng quá mua ở mức 73.65% nhưng MACD cho tín hiệu động lượng tăng vẫn còn. Dự kiến trong ngắn hạn giá còn giằng co tăng dò kháng cự mới ở vùng 2280-2300. Tuy nhiên hiện tại giá đang ở vùng cao và quá mua trong nhiều phiên, hạn chế mua mới đuổi theo giá trong lúc này. Nếu có thì mở tỷ trọng nhỏ, chốt lời trong phiên ngắn và có dừng lỗ hợp lý. Nếu giá tăng kiểm định vùng 2300 có thể mở trạng thái bán nhỏ tại đó ăn sóng nhỏ hồi kỹ thuật và kiểm định hướng đi mới của giá.
GỢI Ý CHIẾN LƯỢC MUA/BÁN TRONG PHIÊN (tham khảo).
CL MUA MỚI:
- Vùng hỗ trợ 1: 2215-2220 USD,
- Vùng hỗ trợ 2: 2200-2205 USD,
- Mua theo tỷ lệ, dừng lỗ 2180 USD.
CL BÁN XUỐNG:
- Mức kháng cự 1: 2255-2260 USD,
- Mức kháng cự 2: 2275-2280 USD,
- Bán theo tỷ lệ, dừng lỗ 2295 USD.
Ngân hàng đồng hành cùng các doanh nghiệp kinh doanh Cà phê:
Sacombank là ngân hàng được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời là đối tác uy tín lâu năm của các sàn hàng hóa lớn trên thế giới như CBOT, CME, NYMEX, LME… hướng mục tiêu giúp khách hàng hạn chế rủi ro về giá cả thị trường, gia tăng lợi nhuận kinh doanh, bảo vệ nguồn vốn…
Quý khách quan tâm xin liên hệ: 028 6288 4100 / [email protected] hoặc nhấn vào đây để biết thêm chi tiết.